Loading...
Bạn đang ở đây:  Trang chủ  >  Hoạt động khoa học  >  Bài hiện tại

Hội thảo khu vực lần thứ 3 trong chương trình Điều tra và củng cố các đê chống lũ xung yếu cho các nước trong khu vực Nam và Đông Nam Á

By   /  09/10/2017  /  Chức năng bình luận bị tắt ở Hội thảo khu vực lần thứ 3 trong chương trình Điều tra và củng cố các đê chống lũ xung yếu cho các nước trong khu vực Nam và Đông Nam Á

    Print       Email

Được sự đồng ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 10, tại thành phố Hà Nội, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp với Trung tâm Phòng chống Thiên tai Châu Á (ADPC), Viện Địa Kỹ thuật Na Uy (NGI) và Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội thảo khu vực lần thứ 3 trong chương trình Điều tra và củng cố các đê chống lũ xung yếu cho các nước trong khu vực Nam và Đông Nam Á  (tên tiếng Anh: 3rd  Regional Meeting  under Regional Program for Investigation and Strengthening of Vulnerable Flood Protection Dikes in South and Southeast Asian Countries (REG-PRO-DIKES)).

Hội thảo thu hút sự tham dự của các đại biểu và khách mời trong và ngoài nước như Bangladesh, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Na Uy. Đến dự với Hội thảo có Bà Siren Gjerme Eriksen – Đại sứ Vương quốc Na Uy, TS. Trần Bình Trọng, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, TS. Trịnh Hải Sơn, Phó viện trưởng Viện khoa học địa chất và khoáng sản, các đại diện Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão, Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão tại tỉnh Vĩnh Phúc, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện khoa học Đo đạc và bản đồ – Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội và Trường Đại học Mỏ Địa chất.

Phát biểu khai mạc, TS. Trần Bình Trọng đã cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam, các ban ngành địa phương luôn dành mối quan tâm đến công tác bảo vệ quản lý đê điều nhằm mục đích việc phòng chống thiên tai lũ lụt và tưới tiêu, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; khuyến khích việc sử dụng các biện pháp khoa học công nghệ nhằm điều tra, đánh giá và xác định nhanh chất lượng các thân đê. TS. Trần Bình Trọng đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự ủng hộ, hợp tác của Vương Quốc Nauy, ADPC và mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ trong lĩnh vực giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Bà Siren Gjerme Eriksen – Đại sứ Vương quốc Na Uy đã phát biểu nêu bật tầm quan trọng của hệ thống đê điều của Việt Nam, đã được xây dựng từ hàng ngàn năm qua; đánh giá cao sự hợp tác của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp với Trung tâm Phòng chống Thiên tai Châu Á (ADPC), Viện Địa Kỹ thuật Na Uy (NGI) trong việc tổ chức hội thảo. Bà Đại sứ cho biết, Nauy sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực quản lý đê điều, quản lý thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Hội thảo đã thảo luận, trao đổi sôi nổi về các phương pháp điều tra và tăng cường năng lực xác định các điểm xung yếu của đê điều và mặt trượt của các khối trượt lở đất trên thân đê bằng công nghệ rađa xuyên đất (GPR), các kinh nghiệm áp dụng tại các nước như Bangladesh, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan. Trên cơ sở đó đưa ra được những cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể gây ra bởi lũ lụt và trượt lở đất cho người dân và chính quyền địa phương.

Sau buổi Hội thảo tại Hà Nội, phía ADPC và NGI đã tiến hành trình diễn việc áp dụng công nghệ rada xuyên đất để xác định nhanh và chính xác các vị trí xung yếu trên thân đê tại đê sông Phó Đáy, tỉnh Vĩnh Phúc trong ngày 23 tháng 10 năm 2014.

Trong khuôn khổ hội thảo, Viện cũng phối hợp với ADPC và NGI tổ chức lớp tập huấn trong nước về “Điều tra các điểm trượt lở đất” bằng công nghệ rada xuyên đất ngày 24 tháng 10 năm 2014, tại Hòa Bình.

Hội thảo kết thúc tốt đẹp, để lại ấn tượng tốt với các đại biểu tham dự về cả chất lượng chuyên môn và công tác tổ chức.

    Print       Email