Loading...
Bạn đang ở đây:  Trang chủ  >  Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu Việt Nam  >  Bài hiện tại

Báo cáo tổng kết công tác hoạt động của tiểu ban chuyên môn về CVĐC toàn cầu Việt Nam năm 2017 và định hướng công tác năm 2018

By   /  07/02/2018  /  Chức năng bình luận bị tắt ở Báo cáo tổng kết công tác hoạt động của tiểu ban chuyên môn về CVĐC toàn cầu Việt Nam năm 2017 và định hướng công tác năm 2018

    Print       Email
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

VIỆN KHOA HỌC
ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……/BC-TBCNCVĐC

V/v: Hoạt động Tiểu ban chuyên môn CVĐC Toàn cầu Việt Nam năm 2017 và định hướng công tác năm 2018.

                         Hà Nội ngày 15 tháng 12 năm 2017.

Theo yêu cầu của Tiểu ban Khoa học Tự nhiên (Bộ Khoa học và Công nghệ), Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và UBQG UNESCO Việt Nam, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Viện ĐCKS) – Trưởng tiểu ban chuyên môn về Công viên Địa chất Toàn cầu của Việt Nam – xin được báo cáo như sau:

  1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
  2. Trên thế giới
  • Năm 2000 Mạng lưới CVĐC Châu Âu được thành lập (European Geoparks Network – EGN, website: http://www.europeangeoparks.org/);
  • Năm 2004, UNESCO ra mắt Mạng lưới CVĐC Toàn cầu (Global UNESCO Network of Geoparks – GGN, website: http://www.worldgeopark.org/);
  • Năm 2008 Mạng lưới CVĐC khu vực Châu Á -Thái Bình Dương – APGN được thành lập tại Hội nghị Quốc tế về CVĐC lần thứ 3 ở Osnabruek (CHLB Đức);
  • Kể từ 4 CVĐC đầu tiên được thành lập ở Châu Âu năm 2000, đến nay GGN đã kết nạp được 127 thành viên từ 35 quốc gia;
  • Ngày 17/11/2015 Đại hội đồng UNESCO đã thông qua Chương trình Khoa học Địa chất và Công viên Địa chất Quốc tế (IGGP) qua đó chính thức công nhận danh hiệu Công viên Địa chất Toàn cầu của UNESCO.
  1. Ở Việt Nam
  • Ngày 11/03/2009: Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam ra Quyết định số 130/QĐ thành lập đầu mối quốc gia về Mạng lưới CVĐC đặt tại Viện ĐCKS;
  • Ngày 09/09/2009: CVĐC đầu tiên của Việt Nam được thành lập trên Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang). Ngày 03/10/2010 CVĐC này được công nhận là CVĐC Toàn cầu;
  • Ngày 09/09/2014: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1590/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Bảo tồn Di sản Địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới CVĐC ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Viện ĐCKS chủ trì thực hiện;
  • Ngày 22/12/2015: UBND tỉnh Cao Bằng ra Quyết định số 2498/QĐ-UBND thành lập CVĐC Non nước Cao Bằng;
  • Ngày 16/06/2016: Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam ra Quyết định số 82/QĐ UBQG-UNESCO thành lập Tiểu ban Chuyên môn về CVĐC Toàn cầu của Việt Nam trực thuộc UBQG UNESCO Việt Nam;
  1. Kết quả đạt được trong năm 2017

Trong năm 2017 công tác xây dựng CVĐC cũng đang được triển khai ở một số địa phương khác như:

  • Đoàn công tác của UBQG UNESCO Việt Nam và Viện ĐCKS đã hỗ trợ UBND tỉnh Cao Bằng và Ban quản lý CVĐC Non Nước Cao Bằng chuẩn bị cho công tác thẩm định của đoàn chuyên gia UNESCO. Đoàn công tác này thực tế đã diễn ra vào trung tuần tháng 7/2017. Kết quả đánh giá tốt. CVĐC Non Nước Cao Bằng có khả năng được công nhận chính thức vào khoảng tháng 4/2018;
  • Đoàn công tác của UBQG UNESCO Việt Nam và Viện ĐCKS đã hỗ trợ UBND tỉnh Hà Giang và Ban quản lý CVĐC Toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn chuẩn bị cho công tác thái thẩm định vào năm 2018. Đã tiến hành một đợt công tác tiền thẩm định vào tháng 03/2017 và cùng chuyên gia quốc tế Guy Martini tiến hành đợt thứ hai vào tháng 11/2017;
  • Đoàn công tác của UBQG UNESCO Việt Nam và Viện ĐCKS đã làm việc và khảo sát sơ bộ về triển vọng xây dựng CVĐC ở một số địa phương như: Quảng Ngãi (tháng 07/2017); Gia Lai (tháng 04/2017); Đăk Nông (tháng 2/2017 và tháng 11/2017) và Sơn La (tháng 08/2017);
  • UBND tỉnh Đăk Nông đã phối hợp cùng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam tổ chức Hội thảo ở Thị xã Gia Nghĩa tháng 02/2017 và tháng 11/2017;
  • UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo về triển vọng xây dựng CVĐC ở huyện Núi Thành tháng 07/2017;
  • UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội chợ CVĐC kết hợp với lễ hội hoa tam giác mạch tháng 11/2017;
  • Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam triển khai điều tra, khảo sát về triển vọng xây dựng CVĐC ở tỉnh Đăk Nông;
  • Viện ĐCKS triển khai điều tra, khảo sát sơ bộ về triển vọng xây dựng CVĐC ở Gia Lai tháng 04-12/2017;
  • Theo hướng dẫn của Tiểu ban Khoa học Tự nhiên (Bộ KHCN) và UBQG UNESCO Việt Nam, các địa phương Cao Bằng, Hà Giang, Đăk Nông và Gia Lai đã ủng hộ việc xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học về kiến thức bản địa trong nâng cao nhận thức cộng đồng về DSĐC và CVĐC; Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã xây dựng đề cương đánh giá triển vọng xây dựng CVĐC ở tỉnh Thừa Thiên-Huế;
  • Theo hướng dẫn của UBQG UNESCO đã xây dựng đề cương thuộc chương trình PP của UNESCO hỗ trợ tổ chức một số hội thảo liên quan đến đề xuất nghiên cứu khoa học kể trên;
  • Biên tập, xuất bản tờ rơi, tập san sách hướng dẫn về DSĐC/CVĐC và quảng bá hình ảnh CVĐC trên các phương tiện thông tin đại chúng và tạp chí Heritages của Vietnam airlines;
  • Tham dự Hội thảo của Bộ Thông tin và Truyền thông về UNESCO tháng 04/2017 và 12/2017;
  • Cuối năm 2017 triển khai cuộc họp tổng kết năm về các hoạt động của Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu của Việt Nam;
  • Đề án Chính phủ “Bảo tồn Di sản Địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới CVĐC ở Việt Nam” đang triển khai xây dựng quy trình, quy phạm, định mức, đơn giá, dự kiến Bộ TNMT ban hành trong năm 2017 để triển khai chính thức năm 2018.

Trong năm 2017, trên bình diện quốc tế, Việt Nam cũng tích cực tham gia hội nhập thông qua một số hoạt động sau:

  • Tham dự khóa học chuyên sâu quốc tế về CVĐC 2017 “Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO và Phát triển Du lịch địa chất (12÷22/6/2017) tại đảo Lesvos, Hy Lạp”. Đoàn Việt Nam tham dự có đại diện các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ngãi, Gia Lai và Đăk Nông;
  • Tham dự Chương trình xây dựng năng lực về khoa học địa chất năm tháng 04/2017 tại CVĐC Toàn cầu UNESCO Hồng Kong. Đoàn Việt Nam tham dự có 02 đại diện của Viện ĐCKS;
  • Tham dự tái thẩm định CVĐC Toàn cầu UNESCO GEA NORVEGICA (Nauy) 29/06-04/07/2017;
  • Tham dự thẩm định CVĐC Ngorongoro Lengai (Tanzania) 02-06/08/2017;
  • Tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 5 khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về CVĐC, tổ chức tại Quý Dương, Quý Châu, Trung Quốc, tháng 09/2016. Đoàn Việt Nam tham dự có đại diện lãnh đạo các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Đăk Nông và Quảng Ngãi, đại diện các Ban quản lý các CVĐC ở các địa phương kể trên, UBQG UNESCO Việt Nam, Viện ĐCKS và đại diện doanh nghiệp Đoàn Ánh Dương. Trình bày 07 báo cáo, 04 gian hàng. Đã gặp và làm việc với đại diện của UNESCO phụ trách về CVĐC, Ban điều hành Mạng lưới CVĐC Toàn cầu. Thống nhất về việc UNESCO và Mạng lưới CVĐC Toàn cầu sẽ hỗ trợ Việt Nam trong phát triển mạng lưới CVĐC ở Việt Nam;
  • Tham dự Hội nghị quốc tế về CVĐC tại Đài Loan (Trung Quốc). Đoàn Việt Nam tham dự có 01 đại diện của Viện ĐCKS.

III. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong triển khai hoạt động

  1. Thuận lợi
  • Sự chỉ đạo, hỗ trợ hết sức sát sao, nhiệt tình, trực tiếp của UBQG UNESCO Việt Nam, đặc biệt là đ/c Chủ tịch, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung;
  • Sự hỗ trợ tích cực của Bộ KHCN (Tiểu ban Khoa học Tự nhiên, Thứ trưởng Phạm Công Tạc, Vụ KHXHTN, Vụ HTQT), Bộ TNMT (Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc, Vụ TCCB, Vụ KHCN, Vụ HTQT);
  • Sự nhiệt tình tham gia của các địa phương, Viện ĐCKS, Bảo tàng Thiên nhiên…;
  • Một số hợp tác khoa học quốc tế cũng góp phần tích cực vào việc nhận dạng và nâng cao giá trị di sản ở các khu vực đang và sẽ trở thành CVĐC, thí dụ hợp tác với Đại học Kyushu (Nhật Bản) về đá biến chất địa khối Kon Tum, đại học Kumamoto về cổ sinh địa tầng khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn và Cao Bằng; với các nhà khoa học Vương quốc Bỉ, Pháp, Rumania, Hoa Kỳ nghiên cứu hang động ở Cao nguyên đá Đồng Văn và Cao Bằng; với CHLB Đức, Vương quốc Bỉ cấp nước sạch cho Cao nguyên đá Đồng Văn; với các nhà khoa học Nhật Bản, Đài Loan nghiên cứu hang động núi lửa ở Đăk Nông, hang động đá vôi ở Cao Bằng…
  1. Khó khăn
  • Mô hình phát triển kinh tế-xã hội mới, nhận thức của xã hội chưa thực sự đầy đủ;
  • Cơ sở pháp lý chưa thực sự đầy đủ, cập nhật;
  • Hiểu biết, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực này còn cần tiếp tục được cải thiện;
  • Đề án Chính phủ “Bảo tồn di sản địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới CVĐC ở Việt Nam” chưa thực sự được triển khai;
  1. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

Kính đề nghị:

  • Bộ TNMT sớm xem xét trình Chính phủ ra quyết định thành lập Hội đồng DSĐC/CVĐC quốc gia để thêm một bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Mạng lưới CVĐC Việt Nam;
  • Tiểu ban khoa học tự nhiên, Bộ KHCN, tạo điều kiện cấp kinh phí tổ chức triển khai một số đề tài, nhiệm vụ KHCN trong lĩnh vực DSĐC/CVĐC;
  • Vụ KHCN, Bộ TNMT cấp kinh phí hợp tác quốc tế cho Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu của Việt Nam;
  • UBQG UNESCO Việt Nam phối hợp với Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội hỗ trợ giới thiệu một số đối tác, nguồn kinh phí, phối hợp đồng tổ chức Hội thảo quốc tế tại một số địa phương, thí dụ Quảng Ngãi, Đăk Nông…
  1. Phương hướng hoạt động năm 2018
  • Khởi động đề án Chính phủ về DSĐC/CVĐC;
  • Khởi động các đề tài KHCN độc lập cấp nhà nước về triển vọng xây dựng CVĐC ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, kiến thức bản địa ở các CVĐC các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Gia Lai và Đăk Nông, và về tai biến địa chất ở các khu vực karst đã được hoặc dự kiến sẽ được UNESCO công nhận;
  • Tiếp tục cùng chuyên gia tư vấn quốc tế hỗ trợ CVĐC Toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn trong quá trình tái thẩm định, dự kiến tháng 07/2018;
  • Tiếp tục cùng chuyên gia tư vấn quốc tế, các cơ quan nghiên cứu trong nước hỗ trợ CVĐC Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Đăk Nông chuẩn bị trình hồ sơ tháng 11/2018;
  • Tiếp tục triển khai công tác điều tra, nghiên cứu, đánh giá sơ bộ triển vọng CVĐC ở Gia Lai, dự kiến đầu năm 2018;
  • Triển khai hội thảo quốc gia, nâng cao nhận thức cộng đồng về DSĐC/CVĐC kết hợp với nhiệm vụ thuộc chương trình PP của UNESCO;
  • Tham gia tái thẩm định CVĐC Toàn cầu của UNESCO, dự kiến tháng 07/2017;
  • Tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của UNESCO về CVĐC, dự kiến tháng 09/2018 tại Italia;
  • Xây dựng và trình ban hành bộ tiêu chí, quy trình xem xét, công nhận CVĐC quốc gia;
  • Tiếp tục hợp tác khoa học với một số tổ chức quốc tế như kể trên;
  • Biên tập, xuất bản sách hướng dẫn về DSĐC/CVĐC…
  1. Dự toán kinh phí đề nghị Vụ KHCN Bộ TNMT hỗ trợ năm 2018

Năm 2018 Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu của Việt Nam dự kiến kính đề nghị Vụ KHCN Bộ TNMT xem xét, hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động sau:

  1. Hội thảo quốc tế tại tỉnh Quảng Ngãi

Đây là sự kiện đồng tổ chức giữa UBND tỉnh Quảng Ngãi với một số đơn vị trong và ngoài nước, như Văn phòng UNESCO Hà Nội, Bangkok… và Tiểu ban. Số lượng và thành phần tham dự: khoảng 30 đại biểu quốc tế đến từ các quốc gia trên thế giới và 70 đại biểu Việt Nam. Tiểu ban chịu trách nhiệm một phần kinh phí của Hội thảo gồm chi phí ăn, ngủ cho các đại biểu Nhật Bản và các đại biểu thuộc Viện và Bộ Tài nguyên và Môi trường, chi phí phiên biên dịch, chi phí in ấn tài liệu, chi phí thuê phương tiện vận chuyển và một số chi phí khác.

TT Nội dung công việc Đơn vị tính Khối lượng Mức chi Thành tiền
1 Chi phí trình bày báo cáo tại Hội thảo bài 15 500.000 7.500.000
2 In ấn tài liệu bộ 100 250.000 25.000.000
3 Vật tư (khái toán) 4.050.000
4 Tiền ngủ cho cán bộ của Viện và Bộ TNMT (20 người x 04 đêm) người/

ngày

80 200.000 16.000.000
5 Tiền lưu trú cho cán bộ của Viện và Bộ TNMT (20 người x 05 ngày) người/

ngày

100 80.000 8.000.000
6 Chi phí phiên, biên dịch người/

ngày

30 500.000 15.000.000
7 Chi phí tiền ăn cho chuyên gia Nhật Bản (05 người x 07 ngày) người/

ngày

35 270.000 9.450.000
8 Thuê phương tiện đi lại (theo Hợp đồng thực tế) 15.000.000
  TỔNG CỘNG       100.000.000

 

  1. Hội thảo quốc gia và lớp tập huấn tại tỉnh Gia Lai

Số lượng và thành phần tham dự: khoảng 90 đại biểu. Tiểu ban chịu trách nhiệm một phần kinh phí của Hội thảo gồm chi phí ăn, ngủ cho các đại biểu thuộc Viện ĐCKS và Bộ Tài nguyên và Môi trường, chi phí in ấn tài liệu, thuê phương tiện vận chuyển và một số chi phí khác.

TT Nội dung công việc Đơn vị tính Khối lượng Mức chi Thành tiền
1 Chi phí trình bày báo cáo tham luận tại Hội thảo bài 10 500.000 5.000.000
2 Chi phí in ấn tài liệu bộ 90 200.000 18.000.000
3 Chi phí thuê Hội trường (02 ngày) ngày 2 6.000.000 12.000.000
4 Vật tư (khái toán) 3.000.000
5 Tiền ngủ cho cán bộ của Viện và Bộ TNMT (20 người x 05 đêm) người/ ngày 100 200.000 20.000.000
6 Tiền lưu trú cho cán bộ của Viện và Bộ TNMT (20 người x 06 ngày) người/ ngày 120 100.000 12.000.000
7 Thuê phương tiện đi lại (khái toán) 30.000.000
  TỔNG CỘNG       100.000.000
  1. Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của UNESCO về CVĐC tại Italia

Đoàn tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của UNESCO về CVĐC tại Italia năm 2018 dự kiến gồm 04 người trong thời gian 07 ngày.

TT Hạng mục Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá

USD

Thành tiền
1 Vé máy bay khứ hồi Hà Nội – Italia 4 1500 150.000.000
2 Tiền thuê phòng ngủ (4 người x 6 đêm) đêm 24 75 40.140.000
3 Phụ cấp công tác phí (4 người x 7 ngày) ngày 28 70 43.708.000
4 Tiền thuê phương tiện vận chuyển Người 4 100 8.920.000
5 Điện thoại, internet. 1 80 1.784.000
6 Phí Bảo hiểm Người 4 11 981.200
  TỔNG CỘNG       253.513.200

Tổng cộng các khoản: 453.513.200 đồng.

  CHỦ TỊCH

(đã ký)

PGS.TS Trần Tân Văn

 

    Print       Email