Loading...
Bạn đang ở đây:  Trang chủ  >  Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu Việt Nam  >  Bài hiện tại

Báo cáo tổng kết công tác hoạt động của Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu Việt Nam năm 2021 và định hướng công tác năm 2022

By   /  27/12/2021  /  Chức năng bình luận bị tắt ở Báo cáo tổng kết công tác hoạt động của Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu Việt Nam năm 2021 và định hướng công tác năm 2022

    Print       Email

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

VIỆN KHOA HỌC

ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      Hà Nội ngày 23 tháng 12 năm 2021

Báo cáo tổng kết công tác hoạt động của Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu Việt Nam năm 2021 và định hướng công tác năm 2022

  1. Giới thiệu khái quát

– Năm 2000 Mạng lưới CVĐC Châu Âu được thành lập (European Geoparks Network – EGN, website: http://www.europeangeoparks.org/);

– Năm 2004, UNESCO ra mắt Mạng lưới CVĐC Toàn cầu (Global UNESCO Network of Geoparks – GGN, website: http://www.worldgeopark.org/);

– Năm 2008 Mạng lưới CVĐC khu vực Châu Á-Thái Bình Dương – APGN được thành lập tại Hội nghị Quốc tế về CVĐC lần thứ 3 ở Osnabruek (CHLB Đức);

– Kể từ 4 CVĐC đầu tiên được thành lập ở Châu Âu năm 2000, đến nay GGN đã kết nạp được 140 thành viên từ 38 quốc gia;

– Ngày 17/11/2015 Đại hội đồng UNESCO đã thông qua Chương trình Khoa học Địa chất và Công viên Địa chất Quốc tế (IGGP) qua đó chính thức công nhận danh hiệu Công viên Địa chất Toàn cầu của UNESCO.

I.2. Ở Việt Nam

– Ngày 11/03/2009: Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam ra Quyết định số 130/QĐ thành lập đầu mối quốc gia về Mạng lưới CVĐC đặt tại Viện KHĐCKS;

– Ngày 09/09/2009: CVĐC đầu tiên của Việt Nam được thành lập trên Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang). Ngày 03/10/2010 CVĐC này được công nhận là CVĐC Toàn cầu;

– Ngày 09/09/2014: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1590/QĐ-TTg phê duyệt đề án ”Bảo tồn Di sản Địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới CVĐC ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Viện ĐCKS chủ trì thực hiện;

– Ngày 22/12/2015: UBND tỉnh Cao Bằng ra Quyết định số 2498/QĐ-UBND thành lập CVĐC Non nước Cao Bằng;

– Ngày 31/12/2015: UBND tỉnh Đăk Nông ra Quyết định số 2199/QĐ-UBND thành lập CVĐC Đăk Nông. Cùng ngày, UBND tỉnh Quảng Ngãi ra Quyết định số 453/QĐ-UBND thành lập CVĐC Lý Sơn;

– Ngày 16/06/2016: Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam ra Quyết định số 82/QĐ UBQG-UNESCO thành lập Tiểu ban Chuyên môn về CVĐC Toàn cầu của Việt Nam trực thuộc UBQG UNESCO Việt Nam.

– Ngày 12/4/2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại kỳ họp lần thứ 204 diễn ra ở Paris (Pháp), đã thông qua nghị quyết công nhận 13 Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO trong đó có Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng. Đây là Công viên Địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam

– Ngày 7/7/20207, Hội đồng Chấp hành UNESCO đã thông qua quyết định của Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu công nhận Công viên địa chất Đắk Nông của Việt Nam là Công viên địa chất toàn cầu, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ 4 tại Việt Nam

  1. Kết quả đạt được trong năm 2021

Tuy trong năm 2021, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trên toàn cầu, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về giãn cách xã hội phòng chống dịch, nhưng Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu Việt Nam cùng mạng lưới các Công viên địa chất Việt Nam đã tham gia và thực hiện được rất nhiều hoạt động có ý nghĩa và đạt được các kết quả nhất định:

– Tích cực tham dự các Hội nghị, cuộc họp, các diễn đàn, hội thảo chuyên đề trực tuyến do Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu và Mạng lưới Công viên địa chất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức:

+ Diễn đàn trực tuyến lần thứ 2 của mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO (the 2nd GGN digital forum) trong 02 ngày 23-24/02/2021 về việc tổng kết hoạt động năm 2020 và trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển danh hiệu CVĐC toàn cầu

+ Hội nghị trực tuyến vinh danh và chào mừng các CVĐC toàn cầu mới do Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO tổ chức ngày 22/4/2021;

+ Tham gia chương trình đào tạo trực tuyến của Mạng lưới CVĐC toàn cầu (GGN) với chủ đề “CVĐC toàn cầu UNESCO và phát triển bền vững” từ ngày 07 đến ngày 20/6/2021

+Chương trình đào tạo trực tuyến quốc tế hè lần thứ 5 về Công viên địa chất, phát triển vùng bền vững và Cuộc sống lành mạnh từ ngày 19 đến ngày 21/7/ 2021 do Trường đại học Trás-os-Montes e Alto Douro (Vila Real, Bồ Đào Nha) tổ chức;

+ Trao đổi về các hoạt động nhân ngày Quốc tế dân tộc thiểu số do mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương tổ chức ngày 10/8/2021;

+ Hội nghị hang động núi lửa quốc tế lần thứ 19, năm 2021 do Hiệp hội hang động núi lửa quốc tế tổ chức và CVĐCTC Đăk Nông được chấp thuận là đơn vị đăng cai tổ chức Hội nghị hang nghị hang động núi lửa quốc tế lần thứ 20 năm 2022 tại tỉnh Đắk Nông.

+ Forum “Kết nối cộng đồng ở công viên địa chất. Ví dụ ở Châu Á Thái Bình Dương, tổ chức trực tuyến tháng 11 năm 2021 do Malaysia chủ trì;

+ Tham dự Hội nghị quốc tế UNESCO lần thứ 9 về CVĐC, tháng 12/2021 tại Hàn Quốc với hình thức trực tuyến

– Tích cực hưởng ứng CVĐC toàn cầu UNESCO và  mạng lưới CVĐC toàn cầu khu vực châu Á Thái Bình Dương phát động:  Ngày Trái đất (22/4), ngày Quốc tế bảo tàng (18/5), ngày Môi trường thế giới (05/6), ngày Du lịch thế giới (27/9);  Hưởng ứng ngày Quốc tế các dân tộc thiểu số (09/8), Hưởng ứng ngày Làm cho thế giới sạch hơn (19/8): Theo đó đã có các hoạt động ý nghĩa như  tổ chức các hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường, trồng cây xanh tại trường học, các điểm di sản trong vùng CVĐC,  thiết kế poster giới thiệu hình ảnh một số dân tộc thiểu số trong vùng CVĐC;

– Tổ chức cuộc thi tuyển chọn học sinh, sinh viên tham gia Diễn đàn thanh niên Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO vào tháng 8.2021;

– Tích cực nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng trong các vùng công viên địa chất, tổ chức nhiều các hoạt động có ý nghĩa để tuyên truyền quảng bá rộng rãi hình ảnh của công viên địa chất:

+ Các CVĐCTC đã tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng; tổ chức nhiều các lớp tập huấn cho các đối tượng lái xe, giáo viên, học sinh, người dân. Thuyết minh viên tiếng Anh

+ Duy trì chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về Công viên địa chất toàn cầu UNESCO trên báo đài, Đài Phát thanh và Truyền hình và fanpage của Công viên địa chất;

+ Tuyên truyền về công viên địa chất trên địa bàn huyện thông qua pano, băng rôn, tờ rơi, biển bảng, trang thông tin điện tử của huyện, hệ thống truyền thanh đến các thôn, xã;

+ Làm phim tư liệu về di sản địa chất núi lửa Nâm Blang và hệ thống hang động núi lửa ở Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông để làm tư liệu tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng; Làm phim quảng bá về CVĐC Non nước Cao Bằng tham gia Liên hoan phim lần thứ nhất của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO

+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ở các mạng lưới CVĐC bằng tiếng anh (English Speaking Contest – Dak Nong UNESCO Global Geopark Insight) năm 2021 cho học sinh cấp THCS và THPT; cuộc thi “Thanh niên với Diễn đàn Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO” ở tỉnh Cao Bằng; Cuộc thi “Tìm kiếm Đại sứ CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng” cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông trong vùng CVĐC Non nước Cao Bằng);

+ Tích cực tham gia các hoạt động online và gửi các file ảnh, video để quảng bá Công viên địa chất và giao lưu, hợp tác với Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu khác.

+ Tổ chức nhiều lễ hội như Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ 7 tại Hà Giang…

– Cuối năm 2021, triển khai cuộc họp tổng kết năm 2021 về các hoạt động của Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu của Việt Nam;

  1. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong triển khai hoạt động

2.1. Thuận lợi

– Sự chỉ đạo, hỗ trợ hết sức sát sao, nhiệt tình, trực tiếp của UBQG UNESCO Việt Nam;

– Sự hỗ trợ tích cực của Bộ KHCN (Tiểu ban Khoa học Tự nhiên, Vụ KHXHTN, Vụ HTQT), Bộ TNMT (Thứ trưởng Trần Quý Kiên, Vụ TCCB, Vụ KHCN, Vụ HTQT);

– Sự nhiệt tình tham gia của các địa phương, Viện ĐCKS, Bảo tàng Thiên nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh…;

– Sự phối hợp nhiệt tình, chặt chẽ của các chuyên gia quốc tế cũng như giữa các CVĐCTC Việt Nam

2.2. Khó khăn

– Dịch Covid-19 diễn ra nghiêm trọng trên toàn cầu và có diễn biến phức tạp, rất nhiều hoạt động và kế hoạch thực hiện bị hoãn hoặc chuyển sang hình thức trực tuyến;

– Mô hình phát triển kinh tế-xã hội mới, nhận thức của xã hội chưa thực sự đầy đủ;

– Hệ thống văn bản, hành lang pháp lý đối với công tác xây dựng và phát triển, phát huy danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO ở Việt Nam nói chung còn thiếu và chưa đồng bộ, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

 

– Hiểu biết, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực này còn cần tiếp tục được cải thiện;

– Đề án Chính phủ “Bảo tồn di sản địa chất, phát triển và quản lý mạng lưới CVĐC ở Việt Nam” chưa thực sự được triển khai;

  1. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

– Bộ TNMT sớm xem xét trình Chính phủ ra quyết định thành lập Hội đồng DSĐC/CVĐC quốc gia để thêm một bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Mạng lưới CVĐC Việt Nam;

– Tiểu ban khoa học tự nhiên, Bộ KHCN, tạo điều kiện cấp kinh phí tổ chức triển khai một số đề tài, nhiệm vụ KHCN trong lĩnh vực DSĐC/CVĐC;

– Vụ KHCN, Bộ TNMT tiếp tục duy trì cấp kinh phí hợp tác quốc tế cho Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu của Việt Nam;

– UBQG UNESCO Việt Nam phối hợp với Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội hỗ trợ giới thiệu một số đối tác, nguồn kinh phí, phối hợp đồng tổ chức Hội thảo quốc tế tại một số địa phương, thí dụ Quảng Ngãi, Đăk Nông…

– Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các danh hiệu của UNESCO nói chung và danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO nói riêng.

  1. Phương hướng hoạt động năm 2022

– Trình Tiểu ban Khoa học Tự nhiên (Bộ KHCN) một số đề xuất mới nhằm hỗ trợ các địa phương trong việc phát triển CVĐC;

– Tiếp tục cùng chuyên gia tư vấn quốc tế hỗ trợ các CVĐC Việt Nam, cụ thể đưa ra một số định hướng:

– Chú trọng tới một số lĩnh vực khác sau đại dịch Covid-19. Chẳng hạn như sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (nước, khoáng sản…), bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, tôn trọng Tự nhiên, công bằng xã hội – là những vấn đề sẽ ảnh hưởng tới những hoạt động trong tương lai của Mạng lưới CVĐCTC UNESCO cũng như trong phạm vi từng CVĐC.

– Phối hợp với các công viên địa chất tiếp tục triển khai xây dựng và thực hiện Đề án thu phí tham quan trong vùng CVĐC đối với khách du lịch

– Xây dựng một trang Web chính thức của Mạng lưới CVĐC Việt Nam.

– Tiếp tục cùng chuyên gia tư vấn quốc tế, các cơ quan nghiên cứu trong nước hỗ trợ CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn chuẩn bị tái thẩm định năm 2022

– Cùng chuyên gia tư vấn quốc tế, các cơ quan nghiên cứu trong nước hỗ trợ CVĐCTC Đắc Nông nghiên cứu xác định thêm các giá trị địa chất mang tầm quốc tế, quốc gia bổ sung hồ sơ phục vụ tái thẩm định công viên địa chất vào năm 2024.

– Xây dựng ứng dụng du lịch (app) trong vùng các công viên địa chất toàn cầu UNESCO để hướng dẫn và cung cấp cho du khách thông tin chi tiết các điểm đến thuộc các tuyến du lịch của công viên địa chất..

– Hỗ trợ triển khai Đề án “Khoanh vùng và đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”;  Phối hợp với nhóm chuyên gia tư vấn khảo sát, lựa chọn điểm và vận hành tuyến du lịch thứ 4 trong vùng CVĐC toàn cầu Đăk Nông.

– Phối hợp với Công viên địa chất toàn cầu Đăk Nông, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam tổ chức Hội nghị Hang động núi lửa quốc tế lần thứ 20 tại tỉnh Đăk Nông.

– Tham gia các chương trình, Hội nghị, Hội thảo do Mạng lưới quốc gia, khu vực và quốc tế tổ chức.

                                                                                           TRƯỞNG TIỂU BAN

                                                                                                   (Đã ký)

                                                                                               TRỊNH HẢI SƠN

    Print       Email